Quy định của các nước

Nghị định thư về yêu cầu kiểm dịch thực vật đối với quả chanh leo và ớt tươi xuất khẩu từ Việt Nam sang Trung Quôc

Nghị định thư về yêu cầu kiểm dịch thực vật đối với quả chanh leo tươi xuất khẩu từ Việt Nam sang Trung Quốc vừa ký kết, được thay thế cho bản thỏa thuận về yêu cầu kiểm dịch thực vật đối với chanh leo của Việt Nam xuất khẩu thí điểm chính ngạch sang thị trường Trung Quốc đã được ký kết từ năm 2022. Nghị định này gồm 9 Điều và 01 Phụ lục. Nghị định thư này có hiệu lực từ ngày ký và kéo dài trong 5 năm.  

Độc giả có thể tham khảo nội dung Nghị định thư về yêu cầu kiểm dịch thực vật đối với quả chanh leo của Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc bằng 3 ngôn ngữ: Tiếng Việt, Tiếng AnhTiếng Trung.

Nghị định thư về yêu cầu kiểm dịch thực vật đối với quả ớt tươi xuất khẩu từ Việt Nam sang Trung Quốc cũng gồm 9 Điều và 01 phụ lục. Nội dung tại đây. Trong đó, cần lưu ý đối với Điều 4 - về các biện pháp kiểm soát sinh vật gây hại đặc biệt như sau:
-  Để kiểm soát 2 loại ruồi đục quả Bactrocera correcta và B. latifron,  Ớt xuất khẩu từ Việt Nam sang Trung Quốc phải được khử trùng nồng độ Methyl Bromide 32 g/m3 trong 2 giờ (nồng độ tại thời điểm kết thúc không nhỏ hơn 18 g/m3) hoặc ở nồng độ Methyl Bromide 18 g/m3 trong 5 giờ (nồng độ tại thời điểm kết thúc không nhỏ hơn 13 g/m 3) ở nhiệt độ tâm quả ớt từ 22°C trở lên;  và xử lý lạnh 0,56 - 2,77°C trong 4 ngày; hoặc ở nhiệt độ tâm quả 3,33 - 8,33°C trong 11 ngày. Biện pháp xử lý lạnh được thực hiện sau khi khử trùng. Trong trường hợp xử lý lạnh trong quá trình vận chuyển, phải theo dõi nhiệt độ tâm quả. Nhiệt độ tâm quả trong quá trình vận chuyển phải đáp ứng các thông số xử lý lạnh ở trên. 
- Các vùng trồng phải tiến hành giám sát 2 (hai) tuần/lần trong suốt mùa vụ để kiểm tra sự xuất hiện của các loài Aleurodicus dispersus, Phenacoccus solenopsis và Asphondylia capsicicola trên quả, cành, thân và lá.
Sau khi ký kết Nghị định thư, Cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật sẽ phối hợp với các cơ quan chuyên môn tại các địa phương triển khai các nhiệm vụ sau:
- Tổ chức phổ biến các quy định về kiểm dịch thực vật, an toàn thực phẩm; hướng dẫn thiết lập và cấp mã số vùng trồng, cơ sở đóng gói chanh leo, ớt tươi xuất khẩu sang Trung Quốc.
- Tiếp nhận các vùng trồng và cơ sở đóng gói chanh leo và ớt đăng ký xuất khẩu sang Trung Quốc. Phối hợp chặt chẽ với GACC để tiến hành kiểm tra, phê duyệt mã số cũng như phát hiện và xử lý các lô hàng không tuân thủ nhằm đảm bảo chất lượng đáp ứng các yêu cầu của Nghị định thư đã ký kết.
- Xây dựng các chương trình giám sát về ATTP và tiêu chuẩn chất lượng quả chanh leo và ớt tươi xuất khẩu và tiến hành đào tạo, tập huấn cho các bên liên quan.
- Đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát và xử lý nghiêm các trường hợp gian lận và không tuân thủ yêu cầu KDTV của nước nhập khẩu. Kiên quyết áp dụng biện pháp thu hồi, dừng sử dụng các MSVT, CSĐG vi phạm hoặc không đáp ứng yêu cầu của Nghị định thư.
- Chỉ đạo các cơ quan KDTV tại các cửa khẩu tăng cường KDTV đối với các lô hàng xuất khẩu. Trường hợp phát hiện các lô hàng không tuân thủ thì không thực hiện cấp giấy chứng nhận KDTV xuất khẩu cho lô hàng đó và thông báo cho địa phương kiên quyết áp dụng các biện pháp thu hồi, dừng sử dụng các mã số vùng trồng CSĐG xuất khẩu.
- Chỉ đạo sản xuất phù hợp với định hướng phát triển ngành hàng theo nhu cầu thị trường, có hiệu quả. 
- Thúc đẩy liên kết trong sản xuất, tiêu thụ, gia tăng cả về số lượng, chất lượng, thực chất và hiệu quả; nâng cao vai trò, trách nhiệm của doanh nghiệp, nông dân và năng lực quản trị của các HTX trong chuỗi giá trị; tạo ra không gian để nông dân, doanh nghiệp cùng hợp tác trên nguyên tắc bình đẳng, hợp tác cùng có lợi.  Phát triển chuỗi giá trị nông sản; liên kết chặt chẽ giữa các khâu từ sản xuất, chế biến đến tiêu thụ sản phẩm.

Nội dung chi tiết của Nghị định về yêu cầu kiểm dịch thực vật đối với quả ớt tươi xuất khẩu từ Việt Nam sang Trung Quốc có thể được tham khảo bằng 3 ngôn ngữ: Tiếng Việt, Tiếng AnhTiếng Trung.