Bưởi Việt Nam

Bưởi Việt Nam

Bưởi Việt Nam Citrus maxima (Burman) Merr

Bưởi Việt Nam là một loại trái cây đặc sản của Việt Nam, mang vị ngọt tự nhiên và hương thơm đặc trưng. Việt Nam có nhiều loại bưởi khác nhau nổi bật như bưởi Da Xanh, bưởi Năm Roi, bưởi Diễn, bưởi Đoan Hùng, bưởi Phúc Trạch... Với vỏ mỏng, trái to và chắc, màu sắc đẹp, bưởi Việt Nam không chỉ để thưởng thức mà còn mang lại giá trị dinh dưỡng cho sức khỏe.Mỗi một giống bưởi có nguồn gốc xuất xứ riêng. Vùng đất Bến Tre là một trong những địa phương có diện tích trồng bưởi da xanh khá rộng lớn với lịch sử lâu đời. Nơi đây từ lâu đã hình thành nên các vùng chuyên canh trồng bưởi, mang đến thu nhập tốt cho bà con nông dân. Dựa trên thống kê hằng năm, diện tích trồng bưởi da xanh của Bến Tre ngày một tăng dần

 Bưởi Việt Nam Citrus maxima (Burman) Merr

Vùng Phú Diễn (Hà Nội) có một giống cây đặc sắc đó là bưởi Diễn. Nguồn gốc của bưởi Diễn được kể rằng, vào đầu thế kỷ 20, cả vùng Phú Diễn bị ảnh hưởng nặng nề bởi trận lụt lịch sử (năm Ất Mão 1915) làm cho xơ xác tiêu điều mấy năm liền. Tuy nhiên, trận lụt đó cũng mang nhiều phù sa cho đất đồng chiêm, cải tạo ruộng đồng. Khi đó, ông Lý Khang lên chơi Đoan Hùng, nhận thấy giống bưởi nơi đây ngon ngọt quá mới xin về trồng. Cây bưởi gốc của nhà ông đã cho cành chiết tới hàng trăm nhà khác, cứ như thế lan rộng ra cả xã. Bưởi năm roi là một trong những đặc sản nổi tiếng tại Vĩnh Long, có nguồn gốc từ xã Mỹ Hòa, huyện Bình Minh. Đây được xem là một vùng đất được phù sa từ sông Hậu, sông Trà Von bồi đắp dồi dào cộng với điều kiện thời tiết vô cùng thuận lợi cho quá trình sinh trưởng và phát triển của giống bưởi này. Theo một số tài liệu cổ, giống bưởi năm roi do ông Trần Văn Bưởi (1918 - 1990), người làng Mái Dầm, nay thuộc xã Phú Hữu A, huyện Châu Thành, Hậu Giang tìm thấy. Ông đã lấy hạt mang về trồng tại Phú Hữu. Sau khi giống bưởi này được phổ biển khắp vùng quê ông Trần Văn Bưởi, nhiều người từ các nơi khác cũng đến xin giống cây về trồng. Ngày nay, bưởi Năm Roi được trồng nhiều nhất là ở Phú Hữu, Châu Thành, Hậu Giang và Bình Minh, Vĩnh Long

Vùng bưởi Tân Triều, Đồng Nai hình thành rất sớm vào những năm sau 1869, khi vùng đất này còn hoang vu, dân cư thưa thớt cách TP. Biên Hòa khoảng 10km. Thời gian đó, nhà thờ Tân Triều được xây dựng, cha xứ đã mang hai cây bưởi từ Brazil về trồng trước sân. Hàng năm, cây bưởi cho quả trĩu cành. Thấy vậy, bà con xin chiết nhánh về trồng và nhân rộng khắp vùng. Sau trận lụt Nhâm Thìn (1952), đất Tân Triều không còn trồng trầu, người dân chuyển sang trồng bưởi. Dần dần, một thế kỷ trôi qua cây bưởi có mặt khắp vùng và trở thành đặc sản của tỉnh Đồng Nai với nhiều chủng loại khác nhau như bưởi Đường Lá Cam, bưởi Ổi, bưởi Đường Da Láng, bưởi Thanh Trà, bưởi Đường Hồng, bưởi Lựu…

Các giống bưởi chính ở Việt Nam

Da xanh:Quả tròn, vỏ xanh khi chí, trọng lượng: 800-2000g; độ ngọt 11-12%. Thịt có màu hồng nhạt. Nước ép trung bình, ngọt ngào và hương vị tuyệt vời, hương vị đậm đà. Huyện Mộ Cày, huyện Châu Thành, (tỉnh Bến Tre); Huyện Châu Thành (tỉnh Tiền Giang)Năm roi:Dạng quả lê, vỏ vàng xanh khi chí, trọng lượng: 1400-1800g, độ ngọt 6-8 %. Cùi bưởi có màu trắng, múi bưởi có màu xanh vàng, tép bưởi màu vàng, đều, mịn, mọng nước nhưng ráo, dễ tách ra khỏi phần cùi bưởi. Trục quả đặc, ít hạt hoặc không có hạt. nhiều nước, hương vị thơm và ngọt, Huyện Bình Minh, tỉnh Vĩnh LongDiễn:Tròn, vỏ quả màu vàng, trọng lượng: 800-1000g, độ ngọt: 12-14%. Thịt quả có màu vàng. Hương vị ngọt đậm Huyện Bắc Từ Liêm (Hà Nội)

 Các giống bưởi chính ở Việt Nam
Đoan Hùng:
Tròn,trọng lượng: 700-800g, độ ngọt: 9-11%. Ngon ngọt, dễ bóc vỏ chỉ với vài hạt; thịt ngọt và hơi đắng. Huyện Đoàn Hùng (tỉnh Phú Thọ)

Phúc Trạch:
Tròn, Vỏ xanh vàng, trọng lượng: 1000-1200g, độ ngọt: 10-12,8%.Thịt màu hồng nhạt hoặc trắng. Vị ngọt, hơi chua Huyện Phúc Trạch, tỉnh Hà Tĩnh

Tân Triều:
Dạng quả lê, vỏ xanh vàng khi chín, trọng lượng: 800-1200g, độ ngọt: 10,6%. Vỏ mỏng, ngọt thanh, hơi đắng và ngọt. Thịt dễ tách ra khỏi múi, màu vàng nhạt. Tân Triều, tỉnh Đồng Nai, huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Bình Dương

Mùa vụ thu hoạch các giống bưởi chính

Trung du miền núi phía BắcTrung du miền núi phía Bắc Tháng 10 - 11. Đoan Hùng, bưởi đỏ Tân Lạc Hòa Bình, da xanhĐồng bằng sông HồngĐồng bằng sông Hồng Tháng 12-tháng 1 năm sau DiễnDuyên hải Bắc Trung BộDuyên hải Bắc Trung Bộ Tháng 9 - 10 Bưởi Phúc Trạch, Thanh Trà

  Mùa vụ thu hoạch các giống bưởi chính
Tây Nguyên
Tây Nguyên Quanh năm, tập trung tháng 6-tháng 8 Bưởi da xanh, bưởi hồng rubi

Vùng Đông Nam bộ
Vùng Đông Nam bộ Quanh năm, tập trung tháng 8-11 hàng năm Da xanh

Đồng bằng sông Cửu Long
Đồng bằng sông Cửu Long Quanh năm, tập trung từ tháng 8-11 hàng năm Da xanh

Lợi ích của bưởi

Giá trị sử dụng: Bưởi có thể được tiêu thụ dưới dạng sản phẩm tươi sống hoặc chế biến cho nhiều mục đích khác nhau. Vỏ trái cây, lá và quả mọng cũng được sử dụng. Mọi người thu thập trái cây chín vào mùa thu và mùa đông, phơi chúng trong bóng râm và sau đó treo lên bếp. Khi dùng để rửa sạch. Lá được thu hoạch quanh năm, sử dụng tươi hoặc phơi khô trong bóng râm.

 Lợi ích của bưởi
* Hoa bưởi có thể dùng để sản xuất sữa tắm, kem dưỡng da, nước hoa...

* Chế biến dung làm thực phẩm và đồ uống: Nước ép bưởi, rượu bưởi, trà bưởi, mứt bưởi, trà bưởi, các món ăn khác từ bưởi...

* Công dụng khác: Hương bưởi, bưởi bonsai để trang trí...

Giá trị dinh dưỡng trong bưởi

Vỏ bưởi giàu narin-gosid và có tinh dầu (khoảng 0,80-0,84%). Naringin trong vỏ bưởi là hợp chất gây vị đắng của vỏ bưởi, được phân loại như là một phytochemical - một hợp chất thực vật tự nhiên với lợi ích dinh dưỡng tiềm năng.Tinh dầu vỏ bưởi chứa d-limonen, a- pinen, linalol, geraniol, citral; và cả alcols, pectin, axit citric. Trái bưởi chứa 0,5% tinh dầu. Lá cũng có tinh dầu.

 Giá trị dinh dưỡng trong bưởi
Nước ép trái bưởi có nhiều chất dinh dưỡng: nước 89%, glucid 9%, protid 0,6%, lipid 0,1% và khoáng chất Ca 20mg%, P 20mg%, K 190mg%, Mg 12mg%, S 7mg% và Na, Cl, Fe, Cu, Mn...

Quả bưởi có các vitamin như (tính bằng mg%) C 40, B 0,07, B2 0,05 PP 0,3 và sinh tố A 0,1. 100 mg trái bưởi có thể tạo ra 43 calo.

Lợi ích của bưởi đối với sức khỏe người tiêu dùng của bưởi

Tăng cường hệ miễn dịch: Chứa các chất chống oxi hóa tự nhiên, giúp bảo vệ cơ thể khỏi tác động của gốc tự do và quá trình lão hóa.Chống oxi hóa: Chứa các chất chống oxi hóa tự nhiên, giúp bảo vệ cơ thể khỏi tác động của gốc tự do và quá trình lão hóa.

 Lợi ích của bưởi đối với sức khỏe người tiêu dùng của bưởi
Bảo vệ sức khỏe tim mạch: Bưởi năm roi chứa chất chống vi khuẩn tự nhiên, có thể giúp làm giảm nguy cơ các vấn đề tim mạch.

Hỗ trợ hệ tiêu hóa: Bưởi chứa chất xơ tự nhiên, giúp tăng cường chức năng tiêu hóa, ngăn ngừa táo bón và duy trì hệ tiêu hóa khỏe mạnh

Các sản phẩm được chế biến từ bưởi

Thực phẩm và đồ uống: ăn trực tiếp làm món tráng miệng, nước ép bưởi, rượu bưởi, trà bưởi, mứt và kẹo bưởi, trà bưởi, các món ăn khác từ bưởi salats bưởi, tôm sốt bưởi, nem chay vỏ bưởi, chè bưởi.

 Các sản phẩm được chế biến từ bưởi
Sản phẩm hóa, mỹ phẩm: hoa bưởi có thể dùng để sản xuất sữa tắm, kem dưỡng da, nước hoa, tinh dầu hoa bưởi, nước rửa chén, dầu gội đầu ..Tinh dầu bưởi chiết xuất

Vật dụng trang trí: bưởi bonsai, hồ lô bưởi, hương bưởi, quà tặng, sản phẩm thờ tổ tiên, thần linh...

Các thị trường xuất khẩu

Bưởi tươi Việt Nam không chỉ được tiêu thụ ở Việt Nam mà còn xuất khẩu sang nhiều nước, trong đó có EU, Nga, Chile, Hoa Kỳ, Canada.... Bưởi da xanh đã được xuất khẩu nhiều nhất, chủ yếu từ các tỉnh Long An, Bến Tre, Sóc Trăng, Hậu Giang. Hiện bưởi da xanh đã có mặt tại 50 thị trường khác nhau trên thế giới. Trong điều kiện bình thường quả bưởi da xanh có thể để lâu hơn 15 ngày.

 Các thị trường xuất khẩu
Bưởi được thu hoạch và xuất khẩu quanh năm, nhưng thời gian thu hoạch cao điểm là từ tháng Năm đến tháng Tám. Dự kiến có thể xuất khẩu khoảng 110.000 tấn mỗi năm.

Vùng trồng và năng lực sản xuất bưởi

Cả nước có khoảng 105.400ha trồng bưởi, sản lượng gần 905.000 tấn; với các giống bưởi đa dạng, đặc trưng cho từng vùng miền. Các vùng sản xuất bưởi đã được hình thành quy mô lớn và tập trung như:

 Vùng trồng và năng lực sản xuất bưởi

- Trung du miền núi phía Bắc:
có hơn 30.000ha trồng bưởi với sản lượng 253.000 tấn. Nhiều nhất là bưởi trồng tại Phú Thọ (huyện Đoàn Hưng, Phú Ninh), Bắc Giang (huyện Lục Ngân), Hòa Bình (huyện Cao Phong, Lương Sơn, Tân Lạc, Kim Bôi), Tuyên Quang (huyện Yên Sơn, Hàm Yên);

- Khu vực Bắc Trung Bộ:
Bưởi Hà Tĩnh (huyện Hương Khê, Hương Sơn), Thanh Hóa (huyện Thọ Xuân, Như Xuân, Thạch Thành)... ; - Vùng đồng bằng sông Hồng: có gần 13.000ha trồng bưởi, sản lượng trên 175.000 tấn. Bưởi được trồng nhiều tại Hà Nội (huyện Hoài Đức, Quốc Oai, Chương Mỹ, Phúc Thọ).

- Vùng đồng bằng sông Cửu Long:
Diện tích trồng bưởi lớn nhất, khoảng 32.000 ha, sản lượng khoảng 369.000 tấn. Những tỉnh có diện tích bưởi lớn là Bến Tre (8.824 ha), Vĩnh Long (8.619 ha), Đồng Nai (5.426 ha), Hà Tĩnh (3.949 ha). Các vùng trồng bưởi sản xuất hàng hóa như bưởi da xanh (Bến Tre), bưởi Năm Roi (Vĩnh Long), bưởi Biên Hòa (Đồng Nai), bưởi Phúc Trạch (Hà Tĩnh), bưởi Diễn (Hà Nội, Bưởi Đoan Hung (Phú Thọ), Bưởi Tân Lạc (Hòa Bình), bưởi Tân Triều (Đồng Nai)..

Năng suất bưởi cao tập trung ở đồng bằng sông Hông và đồng bằng sông Cửu Long, từ 68-158 tạ/ha.

Quy trình sản xuất quả bưởi tươi

Quy trình sản xuất : bưởi sản xuất theo quy trình VietGAPQuy trình sản xuất : bưởi sản xuất theo quy trình VietGAPBước 1: Thời vụ trồng, giống, kỹ thuật trồng (chuẩn bị liếp, mô (hố) và khoảng cách trồng, phân bón) Bước 2: Chăm sóc thời kỳ kiến thiết cơ bản.

 Quy trình sản xuất quả bưởi tươi
1. Bón phân:
- Lượng phân bón cho 1 cây: 50 kg phân hữu cơ hoai mục + 920 g N + 400 g P2 O5 + 900 g K2 O + 1 kg vôi bột + 4 kg đậu tương. - Thời điểm bón: Được chia làm 4 đợt : + Lần 1: Bón sau thu hoạch quả: 100% lượng phân chuồng hoai + 100% lượng lân super + 20% lượng đạm + 20% lượng kali. + Lần 2: Bón cuối tháng 2, đầu tháng 3: 30% lượng đạm + 30% lượng kali. + Lần 3: Bón cuối tháng 5, đầu tháng 6: 30% lượng đạm + 30% lượng kali + 2 kg đậu tương. + Lần 4: Bón cuối tháng 7, đầu tháng 8: Bón hết lượng phân còn lạ

2. Tưới nước:
Tưới nước chủ động kết hợp với che tủ gốc bằng thực vật khô. Đảm bảo độ ẩm đất đạt từ 60 - 70% độ ẩm đồng ruộng trong mùa khô

3. Tỉa cành, tạo tán:
Tỉa cành tạo tán theo nguyên tắc từ trên xuống dưới và từ ngoài vào trong. Cắt tỉa 3 lần trong năm: Lần 1: Cắt tỉa sau thu quả; Cắt tỉa lần 2: Cắt vụ xuân - thời điểm cây ra hoa, đậu quả; Cắt tỉa lần 3: Cắt tỉa vào vụ hè, giai đoạn quả lớn.

 Kiểm soát chiều cao của tán cây: khống chế và duy trì chiều cao của cây trồng trong tầm kiểm soát để duy trì sức sống tốt của cây, đảm bảo sự cân bằng sinh trưởng và kết trái.

4. Quản lý sâu bệnh:
Theo biện pháp phòng trừ tổng hợp IPM

Bước 3: Chăm sóc thời kỳ kinh doanh

1. Xử lý ra hoa:
xử lý theo 1 trong 3 phương pháp: xử lý bằng cách tạo sự khô hạn, loại bỏ lá trên cành mang trái hoặc xử lý ra hoa bằng cách sử dụng hoá chất

2. Tưới và tiêu nước:
Duy trì độ ẩm đất trong khoảng từ 55 - 80 % độ ẩm đồng ruộng từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau và 55 - 75% độ ẩm đồng ruộng từ tháng 5 đến tháng 10. 

+ Thời kỳ ra hoa vào tháng 1 đến tháng 2, lượng nước tưới 70 đến 80 lít/ cây/lần tưới. Thời gian giữa 2 lần tưới từ 3 đến 4 ngày. 

+ Thời kỳ dưỡng quả trước mùa mưa vào tháng 3 đến tháng 4, lượng nước tưới 60 đến 70 lít/cây/lần tưới. Thời gian giữa 2 lần tưới từ 2 đến 4 ngày. + Thời kỳ thu hoạch vào tháng 9 đến tháng 11, lượng nước tưới 60 đến 70 lít/cây/lần tưới. Thời gian giữa 2 lần tưới từ 15 đến 20 ngày. + Thời kỳ sau thu hoạch từ tháng 10 đến tháng 11 tưới với lượng nước từ 70 đến 80 lít/cây/ lần tưới. Thời gian giữa 2 lần tưới là từ 5 đến 6 ngày

3. Tỉa và bao trái:
- Tỉa hoa, quả: Cần tỉa bỏ sớm những hoa, quả dị hình, những cành hoa không có lá, những quả nhỏ ở những vị trí không thuận lợi hoặc những chùm quả dày. - Bao quả bằng túi bao chuyên dụng khi quả đạt kích thước từ 8,0 cm đến 9,5 cm đối bưởi Diễn, bưởi Đoan Hùng và khi kích thức quả đạt 7,0 - 7,5 cm đối với bưởi Da Xanh Bước 4. Chăm sóc sau thu hoạch (tỉa cành, bón phân phục hồi cây) 1.Tỉa cành: sau khi thu hoạch cần phải loại bỏ những đoạn cành sau đây: + Cành đã mang quả (thường rất ngắn khoảng 10-15 cm) + Cành bị sâu bệnh, cành ốm yếu, cành nằm bên trong tán không thể mang quả. + Cành đan chéo nhau, những cành vượt trong thời kỳ cây đang mang quả nhằm hạn chế việc cạnh tranh dinh dưỡng. 2. Bón phân phục hồi cây: Cây bưởi cần được bón phân NPK có chứa nhiều đạm và lân như: NPK(18 – 12 – 8), NPK (20 – 20 – 15) hoặc NPK(16 – 16 – 8) để giúp cây phục hồi dinh dưỡng đồng thời phát triển bộ rễ mới chuẩn bị nuôi cho đợt trái tiếp theo. Liều lượng bón cho mỗi cây bưởi tuỳ thuộc vào tuổi cây, tình trạng sinh trưởng của cây, độ màu mỡ của đất. Tuy nhiên có thể bón 1-2 kg phân NPK cho cây 4 – 6 năm tuổi.

Quy trình bảo quản quả bưởi tươi

Quy trình thu hoạch, bảo quản, đóng gói, xử lý xuất khẩu.Thu hoạch quả ở giai đoạn khoảng 28-29 tuần sau khi đậu quả. Độ Brix đạt tối đa, bóng và túi tinh dầu phát triển nhiều và rõ, quả nặng, màu sắc thay đổi … Nên thu hoạch vào lúc trời mát và nhẹ tay (tránh lúc nắng gắt làm các tế bào tinh dầu căng dễ vỡ), không nên thu quả sau cơn mưa hoặc có sương mù nhiều vì quả dễ bị ẩm thối khi tồn trữ. Dùng kéo cắt cả cuống quả, lau sạch cho vào giỏ hoặc sọt tre để nơi thoáng mát để phân loại, lau sạch vỏ quả chờ vận chuyển đến nơi bảo quản và tiêu thụ.

 Quy trình bảo quản quả bưởi tươi
Bưởi tươi xuất khẩu được bảo quản trong kho mát 160C- 200C trước sau đó mới chuyển sang kho lạnh

Nhiệt độ kho lạnh bảo quản từ 60C - 80C nhằm ức chế sự phát triển của vi sinh vật, giữ cho quả tươi lâu trong thời gian chờ được xuất khẩu.